𝐕𝐢̀ 𝐬𝐚𝐨 𝐤𝐢̀ 𝐭𝐡𝐢 đ𝐚̣𝐢 𝐡𝐨̣𝐜 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐚́𝐩 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 đ𝐞̂̀ 𝐭𝐡𝐢 𝐭𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐨𝐚̀𝐧 𝐪𝐮𝐨̂́𝐜?
|Mô tả dưới mỗi hình|
其实早在 2001 年的高考就采用了全国统一试卷,本以为这是最公平的做法,但是在那一年发生了一件让所有人都出乎意料的事,让人们彻底改变了这个想法。
Kì thật vào năm 2001 thì kỳ thi đại học bên Trung Quốc đã áp dụng đề thi thống nhất cho toàn quốc, vốn nghĩ rằng đây là cách làm công bằng nhất nhưng năm đó đã xảy ra một chuyện khiến mọi người không ngờ tới và cũng khiến tất cả
mọi người hoàn toàn thay đổi suy nghĩ về cách làm này.
2001 年的高考采用了全国统一试卷,等到高考分数出来以后,考生和家长们全都目瞪口呆。北京的一本线只有 429 分,但是山东的一本线却达到了 539 分,足足比北京高了 110 分,而在当时有三名山东的考生,分别考了理科的 522 分,文科的 457 分和 506 分。
Kì thi đại học năm 2001 đã áp dụng đề thi thống nhất cho toàn quốc, nhưng đợi đến khi công bố kết quả thì cả thí sinh lẫn phụ huynh đều chết lặng. Điểm chuẩn đợt tuyển sinh đầu tiên của Bắc Kinh chỉ có 429 điểm nhưng của tỉnh Sơn Đông lại lên đến 539 điểm, cao hơn Bắc Kinh đến 110 điểm, khi ấy có ba thí sinh tỉnh Sơn Đông lần lượt có điểm thi như sau: khối khoa học tự nhiên 522 điểm, khối khoa học xã hội 457 điểm và 506 điểm.
按理说这些分数都不算低,在北京都是可以上一本的,但是只是因为他们都是山东考生,分数没有达到当时的山东一本线,甚至两名文科都没有达到山东当年的专科 509 的分数线,所以他们别说上本科了,连专科都不一定能进去,要么就选择复读。
Theo lý mà nói thì số điểm như thế không tính là thấp, nếu như ở Bắc Kinh thì đã có thể thi đậu vào các trường trọng điểm rồi, nhưng chỉ vì cả ba thí sinh ấy đều là thí sinh tỉnh Sơn Đông nên số điểm này là không đủ đối với điểm chuẩn của đợt tuyển sinh đầu tiên ở tỉnh Sơn Đông khi đó, thậm chí cả hai thí sinh khối khoa học xã hội còn không đạt đến được điểm chuẩn của trường cao đẳng là 509 điểm, vì thế đừng nói đến đậu được vào các trường đại học chính quy, đến cả trường cao đẳng những thí sinh ấy cũng chưa chắc vào được, hoặc là chỉ có thể lựa chọn học lại thêm một năm nữa.
这三名考生一致认为明明是一样的试卷,结果录取时的待遇却差这么多实在是不公平,于是三名考生竟一纸诉状将教育部告上了法庭,以教育部制定的招生计划的形式,造成了全国各地不地区的考生之间的受教育权不公平为由,起诉教育部侵犯了公民的平等受教育权。
Cả ba thí sinh này đều nhận được cùng một đề thi, thế nhưng chế độ trúng tuyển lại khác xa nhau, như vậy quả thực không công bằng, vì thế nên cả ba người đã đâm đơn kiện Bộ giáo dục ra tòa với lí do phương án tuyển sinh của Bộ giáo dục đã gây ra sự bất bình đẳng về quyền được giáo dục giữa các thí sinh ở những vùng miền khác nhau khắp cả nước, cả ba đã khởi tố Bộ giáo dục xâm phạm vào quyền lợi được hưởng giáo dục một cách bình đẳng của công dân.
这三名考生的举动引发了媒体的关注,成了当时的一大新闻,但是由于种种原因案件当时并没有被受理。三名考生也担心这件事会对自己的未来产生影响,选择了不再上诉,于是这件事最后也就不了了之了,但是从那之后的 2002 年高考就取消了全国统一试卷,开始由各个省市自主命题了,并且一直沿用至今。
Hành động của cả ba thí sinh này đã khiến giới truyền thông chú ý và trở thành tin tức nóng hổi khi đó, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau nên vụ việc đã không được thụ lí vào thời điểm đó. Ba thí sinh cũng lo lắng việc này sẽ ảnh hưởng đến tương lai của mình nên cũng đều lựa chọn không tiếp tục yêu cầu phúc thẩm, vì thế đến cuối cùng vụ việc này đã bị bỏ mặc. Nhưng kể từ đó, kì thi đại học năm 2002 đã hủy bỏ việc thống nhất đề thi toàn quốc, đề thi sẽ do mỗi tỉnh, thành phố đề ra một cách độc lập và cách làm đó được áp dụng cho đến ngày nay.
那中国高考不采用全国统一试卷还有哪些原因?
Vậy thì còn có lí do nào khác khiến kì thi đại học của Trung Quốc không áp dụng đề thi thống nhất toàn quốc?
Nội dung: Hiểu Như - TV Ban Học Thuật
Hình ảnh: Kim Pha - TV Ban Truyền Thông
____________